1. Xác định thời gian sơn lại nhà
Chi phí sơn lại cho một công trình là không nhỏ nên bạn cần phải cân nhắc kỹ điều này. Các dòng sơn cao cấp có thể sẽ khiến bạn phải đầu tư nhiều tiền hơn về trước mắt, tuy nhiên về lâu dài thì đó lại là một giải pháp tiết kiệm.
2. Chú ý đến chỉ số độ phủ của sơn
Độ phủ của sơn tường thường được quy định là m2/lít/lớp. Mỗi chủng loại sơn khác nhau sẽ có các chỉ số độ phủ khác nhau, do vậy bạn nên chú ý điều này khi tính toán chi phí sơn.
3. Hạn chế việc dặm vá khi thi công
Trong quá trình thi công xây dựng công tình, các hạng mục khác trong công trình như điện, gỗ, gạch,… thường sẽ va chạm tường nhà làm nó bị trầy xước, bám bẩn. Các vết dặm vá những vị trí này thường sẽ không đồng nhất với mảng tường đã thi công trước đó và bắt buộc bạn phải sơn thêm một lớp sơn nữ cho toàn bộ mảng tường. Chính vì vậy, sau khi sơn lớp sơn phủ thứ nhất, bạn nên đợi các hạng mục khác hoàn thiện xong thì mới nên dặm và thi công sơn toàn bộ công trình bằng lớp sơn phủ thứ hai.
4. Lưu ý đến các công việc dọn dẹp, bao gói, vệ sinh… trong hợp đồng với nhà thầu thi công
Khi hoàn thiện, bạn nên lưu ý đến những thỏa thuận về dọn dẹp, bao gói, vệ sinh,… trong hợp đồng với nhà thầu thi công để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh việc trong hợp đồng có các thỏa thuận dọn dẹp, đóng gói, vệ sinh,… mà đến lúc hoàn thành không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng vừa ảnh hưởng đến các đồ nội thất trong nhà vừa phải tự mình làm rất mệt và mất thời gian, lại cả tốn tiền nữa.
Theo nguồn : Sưu tầm từ internet.